Các hoạt động tháng 7 'Làng với tuổi thơ' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Làng với tuổi thơ” là chủ đề khám phá nét văn hóa truyền thống các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) dịp hè này. Chương trình sẽ diễn ra trọn vẹn trong 7 với nhiều hoạt động trải nghiệm, thiết thực, bổ ích, ý nghĩa dành cho thiếu nhi.

cac-hoat-dong-thang-7-lang-voi-tuoi-tho-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-dien-dan-du-lich-baodulich-dulichvn-1656837082.jpg
Các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Làng với tuổi thơ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ảnh: Hoàng Tâm - https://dantocmiennui.vn/)

Từ ngày 1/7- 31/7/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 7 với chủ đề Làng với tuổi thơ với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa, đề cao vai trò trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động tháng 7 với sự tham gia của Khoảng hơn 100 đồng bào của 14 dân tộc: Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Xơ Đăng, Cơ Tu, Gia Rai, Ê Đê, Khmer, Raglai với sự tham gia của 13 địa phương (trong đó dự kiến nhóm đồng bào dân tộc Gia Rai (Gia Lai) và nhóm đồng bào dân tộc Raglai (Ninh Thuận) tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng, tổ chức 01 - 02 nghi thức, lễ hội truyền thống của dân tộc, địa phương theo tình hình thực tế), với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Ninh Thuận)

Chương trình tháng 7 với các hoạt động gồm:

1. Hoạt động chủ đề tháng 7 với chủ đề “Làng với tuổi thơ

1.1. Chương trình điểm nhấn các hoạt động “Làng với tuổi thơ”

1.1.1. Tiếp tục Chương trình “Thiếu nhi với nét văn hoá truyền thống các dân tộc”

a. Thời gian: 09h00 - 10h00 và 15h00 - 16h00 các ngày từ 01/7/2022 - 31/7/2022 điểm nhấn các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.

b. Địa điểm: Trước và trong Nhà triển lãm làng II, khu các làng dân tộc II.

c. Nội dung:

- Đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại làng tham gia các trò chơi dân gian truyền thống dân tộc: ném pao, đánh yến, đánh tu lu của dân tộc Mông, tó má lẹ của dân tộc Thái…đi cà kheo, đánh quay, kéo co…(tuỳ theo điều kiện thực tế huy động mỗi làng từ 1-2 nghệ nhân trình diễn, giới thiệu, tương tác cùng với khách đặc là hướng dẫn đối tượng là thiếu niên, nhi đồng, nhóm gia đình)

- Tổ chức không gian đọc sách, truyện cho thiếu nhi và du khách.

- Tiếp tục phát huy về phong trào “chống rác thải nhựa” từ cảm hứng các tác phẩm được giải năm 2019 và cùng nhau giữ gìn môi trường xanh tại “ngôi nhà chung”, đẩy mạnh phong trào “làng bản văn hóa xanh - sạch - đẹp”.

- Không gian tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống: đánh chắt chơi chuyền, ô ăn quan…

- Trình diễn, giới thiệu nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm.

1.1.2. Trải nghiệm hoạt động vẽ tranh tuổi thơ“Em yêu Làng em”

a. Thời gian: 8h00 - 11h00 và 14h00 - 16h00 các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật

b. Địa điểm: Trước không gian nhà Triển lãm làng II, khu các làng dân tộc II.

c. Nội dung:

- Mời các thiếu nhi là du khách cùng tham dự vẽ tranh và học vẽ cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của hoạ sĩ Lê Việt Hải.

- Các em thiếu nhi vẽ các bức tranh với chủ đề: Em yêu làng em” được thể hiện qua các tác phẩm về tình yêu quê hương, đất nước, phong cảnh làng quê Việt Nam, về Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và các đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

          - Chuẩn bị khoảng 100 giá vẽ tranh, 100 bảng kê giấy vẽ, màu nước, khay vẽ, bút vẽ, lọ rửa, giấy, kẹp giấy, xô đựng nước…

1.2. Chương trình trải nghiệm văn hóa gắn với các không gian đồng bào dân tộc

a. Thời gian: các ngày 02,03; 09,10; 16,17; 23,24; 30,31/7/2022 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

b. Địa điểm: Không gian các làng dân tộc, khu các làng dân tộc

c. Nội dung:

- Điểm nhấn của các dân tộc là không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người ở đó du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội...cùng với đó là các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

cac-hoat-dong-thang-7-lang-voi-tuoi-tho-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-dien-dan-du-lich-baodulich-dulichvn-1-1656837082.jpg
Các phật tử tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Khmer. Ảnh: Hoàng Tâm (https://dantocmiennui.vn/)

- Đến mỗi điểm làng là một hoạt động trải nghiệm, tương tác cùng du khách để tạo nên những sản phẩm trải nghiệm du khách sẽ cùng với các chủ thể văn hóa tham gia vào quá trình làm, tạo sản phẩm, nghe chính đồng bào kể chuyện, hướng dẫn, thao tác, cùng nhau làm và có quà mang về cho gia đình. Trong quá trình cùng tạo nên những sản phẩm đó cùng nghe kể về đời sống văn hoa, những câu chuyện gắn với cộng đồng dân tộc để du khách hiểu hơn về giá trị truyền thống các tộc người cũng như giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khát khao tìm hiểu, trải nghiệm của các bạn nhỏ.

2. Hoạt động cuối tuần

2.1. Tổ chức Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ

a. Thời gian: 08h00 - 10h30 Ngày 10/7/2022 (Chủ Nhật)

b. Địa điểm: Quẩn thể chùa Khmer, làng dân tộc III.

c. Nội dung: Là nghi thức có từ thời Đức Phật còn tại thế, trước khi Chư tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ. Vào ngày lễ này các gia đình phật tử tập trung tại chùa dâng cúng đến chư tăng các tứ vật dụng cần thiết và lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục trong 03 tháng nhập hạ, ngày này đánh dấu thời điểm an cư bắt đầu tại một ngôi chùa. Các phật tử tại chùa Khmer chuẩn bị dâng các vật dụng cần thiết cho các sư trong mùa an cư kiết hạ, mong cầu một mùa an cư bình an.

2.2. Các hoạt động của đồng bào các dân tộc hoạt động tại Làng

a. Thời gian: 08h00 - 11h30 và 13h30 - 16h30 ngày (02,03; 09,10; 16,17; 23,24; 30,31/7/2022) (các thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ).

b. Địa điểm: Các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, Raglai (dự kiến các làng dân tộc Gia Rai, Raglai).

c. Nội dung:

- Tăng cường các hoạt động của các nhóm đồng bào hoạt động hàng ngày tập trung theo hướng thực hiện theo các gói chương trình du lịch; tăng cường bổ trợ cho các hoạt động theo Hướng dẫn số 18/HD-KCLDT theo thế mạnh của đồng bào phù hợp với tính vùng miền, tuyến điểm và đặc trưng văn hóa của nhóm theo địa phương.

- Giới thiệu ẩm thực địa phương, các trò chơi dân gian truyền thống của các cộng đồng gợi nhớ hình ảnh mùa hè.

- Các làng tăng cường các hoạt động trải nghiệm ngày hè để giới thiệu tới du khách; Tăng cường màu xanh của bản làng, buôn sóc và sắp xếp không gian thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho du khách.

- Điểm nhấn của các dân tộc với các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Thổi Đinh Năm hát ay ray, thưởng thức cồng chiêng Tây Nguyên, nhạc cụ tre nứa, điệu múa chuông, múa xoè…

- Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.

- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu… của dân tộc Mường; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam...

- Chương trình du lịch theo gói sản phẩm để du khách trải nghiệm tại không gian Khu các làng dân tộc.

3. Hoạt động hàng ngày

a, Thời gian: Sáng: 8h00 - 11h30, Chiều: 13h30-16h30; Từ 01-31/7/2022

b, Địa điểm: Các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, Raglai 

c, Nội dung:

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Tạo không gian, nội dung hoạt động gắn liền với những trải nghiệm mùa hè cũng như trưng bày giới thiệu những hình ảnh về gia đình tại mỗi làng dân tộc.

+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…

+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

          + Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

cac-hoat-dong-thang-7-lang-voi-tuoi-tho-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-dien-dan-du-lich-baodulich-dulichvn-2-1656836959.jpg
cac-hoat-dong-thang-7-lang-voi-tuoi-tho-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-dien-dan-du-lich-baodulich-dulichvn-3-1656836959.jpg
 

 

 

 

Link nội dung: https://www.dulichvn.net.vn/cac-hoat-dong-thang-7-lang-voi-tuoi-tho-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-a73716.html