Nỗ lực truyền thông an toàn thực phẩm tới từng người dân

Doãn Phong
Truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm giúp người dân nâng cao nhận thức, phòng tránh ngộ độc và mất an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó áp dụng vào trong cuộc sống thường ngày.

Trong sổ tay hướng dẫn truyền thông nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (ATTP) của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2016 nêu rõ: Truyền thông nguy cơ về ATTP có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của công chúng và chất lượng cuộc sống của người dân. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp người dân có thể bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng, tránh nguy cơ về ATTP bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích.

Theo đó, hằng năm các hoạt đồng truyền thông nguy cơ về ATTP luôn được Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế tổ chức thường xuyên. Công tác truyền thông của Cục không chỉ thể hiện bằng các văn bản, hướng dẫn chung chung, mà đã tổ chức các hoạt động truyền thông sao sát tới tận người dân ở nhiều địa phương khác nhau.

Đơn cử như mới đây, Cục An toàn Thực phẩm đã phối hợp với công ty Vietup tổ chức hoạt động truyền thông cơ động cổ động về công tác đảm bảo ATTP tại hai tình Bình Định và Khánh Hòa.

Nỗ lực truyền thông an toàn thực phẩm tới từng người dân
Ra quân truyền thông cơ động cổ động về đảm bảo ATTP do Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế tổ chức

Để chuẩn bị cho hoạt động truyền thông lần này, các tuyên truyền viên được đào tạo, tập huấn kỹ càng, đảm bảo nắm bắt được những nội dung cốt yếu và chính xác nhất. Sau đó trực tiếp truyền thông nguy cơ về ATTP tới tất cả các bên liên quan như: người dân tiêu thụ thực phẩm; chủ cơ sở buôn bán, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các bếp ăn tập thể;… Việc truyền thông một cách trực tiếp giúp hai bên có thể trao đổi thông tin lẫn nhau, nắm bắt được tình hình thực tế ở cơ sở.

Nỗ lực truyền thông an toàn thực phẩm tới từng người dân

Các tuyên truyền viên được tập huấn kỹ càng về ATTP trước khi thực hiện chiến dịch

Tài liệu được thiết kế sinh động, nội dung hướng dẫn đảm bảo ATTP chi tiết như: vai trò của việc ăn chín uống sôi; cách bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô; dấu hiệu nhận biết thực phẩm không an toàn; phòng tránh ngộ độc histamin trong cá biển;…Không chỉ mang theo cờ, phướn, khẩu hiệu, thông điệp về bảo đảm ATTP diễu hành trên các tuyến phố tại tình Bình Định và Khánh Hòa, đội ngũ tuyên truyền viên còn vào từng chợ đầu mối, phát từng tờ rơi cho người dân.

Đặc biệt, trong điều kiện bình thường mới nhưng vẫn đề cao cảnh giác phòng chống dịch Covid-19, những người chế biến, kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị, bếp ăn, nhà hàng cần thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ, khạc nhổ đúng nơi đúng chỗ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn,…

Nỗ lực truyền thông an toàn thực phẩm tới từng người dân
Tuyên truyền viên chỉ dẫn ATTP cho chủ kinh doanh hoa quả tại chợ đầu mối

Hoạt động truyền thông nguy cơ tới tận người dân giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh ATTP ở cơ sở. Mỗi người dân sẽ có ý thức chủ động hơn trong việc tuân thủ các quy định về ATTP. Từ đó sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/no-luc-truyen-thong-an-toan-thuc-pham-toi-tung-nguoi-dan-689938.html